SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH XÃ XUÂN NINH – HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
Xuân Ninh là xã ở phía Nam
huyện Xuân Trường là đầu mối giao thông quan trọng của các huyện phía nam tỉnh
Nam Định, có Quốc lộ 21 đi dọc địa bàn của xã và tiếp giáp với 7 xã của huyện
Hải Hậu, Xuân Trường, Trực Ninh.
Diện tích tự nhiên 909,13
ha. Dân số 16.818 người phân bố ở 33 xóm; đồng bào theo đạo Thiên chúa chiếm
25% dân số. Ngoài sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, chăn nuôi còn có nghề dệt
chiếu truyền thống, thêu ren màu, móc sợi xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây
dựng, cơ khí đóng mới, sửa chữa phương tiện vân tải thuỷ dọc bãi sông Ninh Cơ
và các dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh.
Là địa bàn thuận lợi về
giao lưu phát triển kinh tế, do vậy các công trình xây dựng được Nhà nước quan
tâm đầu tư rất lớn như cầu Lạc Quần, trạm điện 110 KV, trận địa phòng không,
Quốc lộ 21, đồng thời còn có nhiều cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp hoạt động đã
tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Được sự quan tâm lãnh đạo
của Huyện uỷ – Uỷ ban nhân dân huyện, phối hợp của các cơ quan của huyện Xuân
Trường, Nghị quyết sát đúng của Đảng bộ - HĐND xã cán bộ và nhân dân Xuân Ninh
đã đoàn kết, khắc phục khó khăn hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu kinh tế -
xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII – Nghị quyết Hội đồng
nhân dân xã xã lần thứ XV đã đề ra.
THÀNH TÍCH
ĐẠT ĐƯỢC :
Sản xuất nông nghiệp:
Được xác định là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu để đảm bảo an ninh lương thực. Trong những năm qua, Ủy ban
nhân dân xã - Ban nông nghiệp xã đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đổi mới cơ cấu
giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất
gắn với thực hiện đổi mới quản lý Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp theo luật, tăng
cường công tác quản lý của UBND xã đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Năng xuất lúa đạt bình quân: 133 tạ/ha/năm.
Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều điển hình thâm canh giỏi, có 15 – 20% số hộ
đạt năng xuất: 140 – 145 tạ/ha/năm. Năng xuất lúa của Xuân Ninh luôn là một
trong những xã dẫn đầu của huyện, tỉnh.
Tổng thu nhập bình quân từ
chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt: 19,2 tỷ/năm.
Phong trào trồng hoa, cây
cảnh phát triển mạnh, nhiều hộ có thu nhập từ 100 -300 triệu đồng/năm.
Thực hiện Quyết định số:
274/QĐ - UBND ngày 24/02/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh
sách các xã thị trấn tham gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai
đoạn 2010 – 2015 trong đó có xã Xuân Ninh. Đảng uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban
nhân dân xã đã xây dựng Đề án nông thôn mới trình Uỷ ban nhân dân huyện phê
duyệt. Thực hiện các hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, trường cao
tầng, trạm y tế, quy hoạch vùng sản xuất vụ đông, khu công nghiệp – Tiểu thủ
công nghiệp – dịch vụ.
Tuyên truyền vận động nhân dân hiến kế, hiến công,
hiến đất mở rộng đường giao thông. Huy động nhân dân đóng góp kinh phí cải tạo
giao thông nội đồng, dồn điền đổi thửa, các công trình phúc lợi, nhà văn hoá
xóm, đến nay có 26 nhà văn hóa xóm đạt chuẩn Nông thôn mới.
Ngày 10/3/2016 tại Quyết
định số 503/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam
Định công nhận xã Xuân Ninh dạt chuẩn Nông thôn mới.
Phát triển Công nghiệp –
Tiểu thủ công nghiệp thường xuyên được quan tâm và xác định là khâu đột phá
trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, với chủ trương phát triển
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã, phải phù hợp với quy hoạch
phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của Huyện. Làng nghề dệt chiếu,
thêu ren, móc sợi xuất khẩu được duy trì và tiếp tục phát triển, các doanh
nghiệp được quan tâm, tạo điều kiện về mặt bằng để đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Trên địa bàn xã đến nay có 28 công ty, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên các
lĩnh vực: Sửa chữa, đóng mơí phương tiện vận tải thuỷ, sản xuất vật liệu xây
dựng, dịch vụ thương mại. Thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động.
Uỷ ban nhân dân xã tập
trung chỉ đạo công tác thu ngân sách theo Luật định. Tổng thu ngân sách xã bình
quân đạt 9,1 tỷ đồng/năm. Hàng năm, kết quả thu ngân sách vượt chỉ tiêu huyện
giao, số thu năm sau cao hơn năm trước. Chi ngân sách được chỉ đạo chặt chẽ, tất
cả các khoản chi đều thể hiện qua kho bạc nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị của địa phương và chi đầu tư xây dựng cơ bản theo Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân, được cơ quan kiểm toán nhà nước, Phòng Tài chính kế hoạch huyện
đánh giá là đơn vị có hoạt động tài chính lành mạnh. Các Hợp tác xã dịch vụ
Nông nghiệp thực hiện thu chi các hoạt động dịch vụ theo quy định Luật Hợp tác
xã , đảm bảo đúng nguyên tắc, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Quỹ tín dụng nhân dân Ninh
Vân hoạt động có hiệu quả, kế hoạch huy động và cho vay vốn, tạo điều kiện
thuận lợi cho người gửi và người vay, thủ tục nhanh gọn, đảm bảo đúng nguyên
tắc, quy định. Tổng số thành viên của quỹ đến nay là: 1.920 thành viên – dư nợ
đạt 45,6 góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
Thực hiện Nghị quyết của
Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX, Uỷ ban
nhân dân xã đã tích cực tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên, từ nguồn vốn
ngân sách xã, huy động đóng góp của nhân dân đã tập trung xây dựng các công
trình: đường giao thông, trường, lò đốt rác thải, trạm, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ
nông và một số công trình phúc lợi khác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân.
Xây dựng 50 phòng học cao tầng
cho các cấp học:, nâng cấp công trình Trạm y tế, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang
liệt sỹ, sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã, nâng
cấp chợ. Đến nay xã đã hoàn thành 100% nhà học cao tầng cho trường Mầm Non và 2
trường Tiểu học; 100% các đường trục giao thông chính của xã, đường liên xóm đã
được nhựa hoá và bê tông hoá, với tổng số là 46 km.
Tiếp nhận nguồn kinh phí
cấp trên, huy động nguồn ngân sách xã, các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư
các công trình đúng mục đích, đúng quy trình, giám sát chặt chẽ và sử dụng có
hiệu quả.
Về văn hoá - xã hội:
* Về giáo dục: Sự nghiệp
giáo dục được tập trung quan tâm chỉ đạo, các chỉ tiêu phổ cập giáo dục được
giữ vững, chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ các cháu
đến nhà trẻ, tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mầm non, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt
100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học Trung học phổ
thông, Dân lập, bổ túc văn hoá, giáo dục thường xuyên từ năm 2005 – 2010 đạt
bình quân: 85% (Trong đó tỷ lệ vào Trung học phổ thông đạt 80%). Hai trường
Tiểu học của xã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường Trung học cơ sở, Mầm Non
phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017 – 2018.
* Công tác văn hoá - thông
tin – y tế – chính sách xã hội:
Phát huy hệ thống phát sóng
ngắn, đài phát thanh xã đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của
địa phương, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế
– xã hội - an ninh trật tự trên địa bàn
xã. Tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống
Pháp, lễ đón nhận danh hiệu Di tích lịch sử – văn hoá đình chùa Lạc Quần trang
trọng, khơi dậy lòng tự hào trong Đảng bộ và nhân dân về truyền thống của quê
hương anh hùng. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn được thực hiện
đúng quy định của pháp luật.
Cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đựơc đẩy mạnh, đến nay toàn xã
đã có một làng, 32 xóm, 4 nhà trường, trạm y tế đạt tiêu chuẩn làng, xóm, cơ
quan văn hoá cấp Tỉnh và Huyện, bổ sung quy chế thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho nhân dân có nhiều cố gắng, nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, vệ sinh
an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho
nhân dân và khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế được thực hiện nghiêm túc. Trạm y
tế xã đạt chuẩn Quốc gia.
Công tác bảo đảm vệ sinh
môi trường đã có các vệ sinh môi trường và khu chôn lấp rác thải tập trung theo
tiêu chuẩn của Bộ tài nguyên Môi trường; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ
sinh 100%.
Các chính sách đối với
người có công và các đối tượng xã hội được đảm bảo đúng chế độ, đúng đối tượng.
Chính sách dân số, gia đình và trẻ em được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ phát triển
dân sổ bình quân hàng năm: 1%
Công tác xây dựng Đảng và
các đoàn thể nhân dân:
Đảng bộ có 654 đảng viên,
trong đó có 451 đảng viên đã nhận huy hiệu 30 ; 40 ; 50 ; 60 ;
65 năm tuổi đảng sinh hoạt tại 37 chi bộ, trực thuộc gồm 32 chi bộ xóm ( trong đó có 4 chi bộ gốc giáo) ; 4 chi
bộ nhà trường, 1 chi bộ trạm y tế. Với truyền thống đoàn kết thống nhất cao và
phát huy vai trò vị trí, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ được
Huyện uỷ công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Mặt trận tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân năm năm liền đều
được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc.
Công tác Quốc phòng – an ninh,
hoạt động nội chính:
Thường xuyên quan tâm chỉ
đạo công tác quân sự tại địa phương, hàng năm hoàn thành 100% nhiệm vụ tuyển,
chọn, gọi công dân nhập ngũ, đảm bảo chất lượng. Triển khai thực hiện nghiêm
túc kế hoạch huấn luỵên dân quân hàng năm, duy trì trực 24/24h trận địa súng
máy phòng không 12,7 ly. Tích cực tham gia phòng chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn
vào các mùa mưa bão hàng năm.
Tích cực triển khai phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ
quốc. Chủ động chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp, mất an ninh trật tự
trên địa bàn xã. Duy trì các phong trào như phong trào: “Tự quản, tự phòng, tự
bảo vệ”, phong trào: “Bình yên làng chài”, xây dựng điển hình tuyến phố an toàn
giao thông, phát động phong trào “Ba giỏi, hai vững mạnh”. Vận động nhân dân
tham gia phong trào “Ba an toàn về an ninh trật tự”, trong đó: An toàn về địa
bàn, an toàn về người, an toàn về tài sản. Đặc biệt, giáo xứ Xuân Dục được công
an tỉnh Nam
Định chọn làm điểm tổng kết phong trào: “10 năm Giáo xứ, giáo họ không ma tuý,
không tệ nạn xã hội”.
Thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tiếp nhận và chủ động giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân,
đồng thời tích cực phói hợp với các ngành chức năng của huyện giải quyết các
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong xã thuộc thẩm quyền giải quyết của
Huyện. Các đơn thư, ý kiến của công dân đều được thụ lý, giải quyết kịp thời,
đặc biệt, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng, đơn thư khiếu nại, tố
cáo vượt cấp.
Chủ động triển khai quán
triệt và thực hiện nghiêm túc pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ của nhân
dân được phát huy và tôn trọng. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy
mạnh. Hoạt động của trung tâm giao dịch hành chính 1 cửa được duy trì nghiêm
túc đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức và cá nhân rên địa bàn xã. Thực hiện
tốt quy định số 79 của Chính phủ về việc chứng thực.
* Đánh giá chung:
Mặc dù còn gặp rất nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt,
sâu, dịch bệnh hại diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông
nghiệp và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Song dưới sự quan tâm,
lãnh đạo của Huỵện uỷ – Uỷ ban nhân dân Huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Ban chấp hành Đảng bộ xã - Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã
đã đoàn kết thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn, chủ động chỉ đạo tổ chức
thực hiện nhiệm vụ theo chức năng về quản lý, điều hành nhiệm vụ, phát triển
kinh tế – xã hội đã có bước phát triển mới và hoàn thành khá toàn diện các mục
tiêu, chỉ tiêu kinh kinh tế – xã hội, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực, đời sống nhân dân ổn định và nhiều mặt được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người năm 2017 đạt 37 triệu đồng; nông nghiệp – nông thôn tiếp tục đổi
mới, khởi sắc, an ninh trật tự được giữ vững, an ninh nông thôn ổn định.
Đảng bộ và nhân dân xã Xuân
Ninh mong muốn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên và những tham gia
đóng góp, ủng hộ của người con Xuân Ninh đang sinh sống và làm việc trên mói
miền của Tổ Quốc để xã Xuân Ninh ngày càng phát triển giàu mạnh xứng đáng với
truyền thống quê hương anh hùng./.