image banner
image advertisement
anh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementanh tin baiimage advertisementanh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin bai anh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
64 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2023)
Lượt xem: 81
64 năm trước, để đáp ứng nhu cầu chi viện nhân tài, vật lực từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biển.

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 19/5/1959, Đoàn công tác quân sự đặc biệt chính thức được Thường trực Tổng Quân ủy giao nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng quân sự, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559; sau này được đổi tên thành Bộ Tư lệnh 559, rồi Bộ Tư lệnh Trường Sơn.

 

 Ngày 19/5/1959 đã trở thành mốc quan trọng, đánh dấu mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, đồng thời là Ngày truyền thống của bộ đội Trường Sơn anh hùng.

 

 64 năm đã qua, nhưng hình ảnh các chiến sĩ bộ đội Trường Sơn vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, cùng quân và dân cả nước làm nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại, góp phần đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

 

 Dưới đây là một số hình ảnh các chiến sĩ bộ đội Trường Sơn làm nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại:

 

anh tin bai

 Những ngày đầu tiên khai phá đường Trường Sơn, bộ đội ta đã bí mật vạch tuyến đi qua những vùng núi hiểm trở, cheo leo với khẩu hiệu “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Ảnh Trần Phác – TTXVN

 

anh tin bai

 Đoàn xe thồ vận chuyển vũ khí, lương thực trên đường Trường Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Bình những ngày đầu mở đường. Thời gian đầu khai phá tuyến đường, bộ đội ta đã bí mật vạch tuyến đi qua những vùng núi hiểm trở, cheo leo với khẩu hiệu “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” - Ảnh Hữu Ngôi – TTXVN

 

anh tin bai

 Bộ đội vận tải Quân khu 4 vượt đèo cao, đưa hàng ra tiền tuyến, tháng 3/1971 - Ảnh Hồng Thụ – TTXVN

anh tin bai

 Mở đường qua ngầm Tà Lề, Đường 20 Quyết Thắng từ Trường Sơn vượt biên giới Việt – Lào sang Tây Trường Sơn. Sau một thời gian “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đường Trường Sơn ngày một nối dài, vượt xa quy mô, phạm vi cả Đông và Tây dãy Trường Sơn, xuyên qua 20 tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia; các tuyến vận tải của các chiến trường thuộc 3 nước Đông Dương, đã tạo nên một hệ thống liên hoàn và vững chắc. Ảnh Hứa Kiểm – TTXVN

 

anh tin bai

 Lực lượng dân công hỏa tuyến lấp hố bom của địch, mở đường mới cho xe ra chiến trường tại khu vực ngã ba Đồng Lộc – Hà Tĩnh. Ảnh Văn Sắc – TTXVN

 

anh tin bai

 Lực lượng thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến khôi phục cầu phà bị địch bắn phá, nối liền mạch máu giao thông đường Trường Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Bình. Ảnh Bá Luận – TTXVN

anh tin bai

 Nhờ tuyến đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, quân đội ta đã thực hiện những cuộc hành quân lớn, cùng xe tăng, tên lửa, pháo hạng nặng và nhiều khí tài quân sự để chi viện cho tiền tuyến đánh giặc. Ảnh Vũ Tạo – TTXVN

 

anh tin bai

 Bằng mọi phương tiện thô sơ và cơ giới, các chiến sĩ vận tải vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch theo tuyến đường Trường Sơn, phục vụ chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Ảnh Thanh Tụng – TTXVN

 

anh tin bai

 Suốt 16 năm, từ ngày mở đường đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được hơn 20.000km đường ô tô, 1.400km đường ống dẫn xăng dầu, 3.140km “đường kín” cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm. Ảnh Vương Khánh Hồng – TTXVN

 

 Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một con đường huyền thoại. Nó là con đường thống nhất, nơi thử thách ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm, sự sáng tạo và sức chịu đựng của Bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các lực lượng đã từng sống, chiến đấu trên tuyến đường này. Thắng lợi trong việc xây dựng tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một trong những thành công lớn trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng, Quân đội và nhân dân ta.

 

 Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh bao gồm 37 điểm tiêu biểu của Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn 11 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước.

 

anh tin bai

 Di tích lịch sử đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh tại Đắk Nông. Ảnh internet

 

 Ngày nay Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là trục đường hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt: Kinh tế-văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đường Trường Sơn tiếp tục được nâng cấp, mở rộng cũng là điểm thu hút khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế; là tài sản tinh thần vô giá mà các thế hệ người Việt Nam cần nâng niu, trân trọng./.

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Ninh- Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Ninh - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanninh.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang