Ủy ban nhân dân xã Xuân Ninh
Sơ đồ tổ chức của UBND xã
Lãnh đạo UBND xã Xuân Ninh
|
Đồng chí: Phạm Mạnh Thường
Năm sinh: 1968
Quê quán: Xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Chức vụ: Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã
Email: manhthuongxn@gmail.com
Số điện thoại: 0915194582
|
|
Đồng chí: Mai Ngọc Đẳng
Năm sinh: 1965
Quê quán: Xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Chức vụ: Phó chủ tịch UBND xã Xuân Ninh
Email: ngocdang@gmail.com
Số điện thoại: 0916136498
|
|
Đồng chí: Nguyễn Mạnh Đường
Năm sinh: 1971
Quê quán: xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Chức vụ: Phó chủ tịch UBND xã
Email: nguyenmanhduongxn70@gmail.com
Số điện thoại: 0975963795
|
Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã, công chức chuyên môn
1. Trách nhiệm chung:
a) Tích cực, chủ động
tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân dân xã; tham dự đầy đủ các phiên họp
của Ủy ban nhân dân, cùng tập thể quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền
hạn của Ủy ban nhân dân; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, xóm trưởng
hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu đề
xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở;
b) Không được nói
và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy
ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên. Trường hợp có
ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình bày ý kiến với Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:
a) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công
việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình theo quy định tại Điều 36 của Luật tổ chức chính quyền địa phương được
Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19/6/2015; đồng thời, cùng Ủy ban nhân dân xã
chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và các hội nghị khác của Ủy ban nhân
dân, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó Chủ tịch chủ trì thay; bảo đảm việc chấp
hành pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy
và Hội đồng nhân dân xã;
c) Căn cứ vào các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân xã và tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng Chương trình công tác
năm, quý, tháng của Ủy ban nhân dân xã;
d) Tổ chức thực hiện
các chương trình, kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các
thành viên Ủy ban nhân dân xã và các cán bộ, công chức khác thuộc Ủy ban nhân
dân xã, xóm trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Quyết định những
vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung công việc, những vấn đề đột xuất,
phức tạp trên địa bàn; những vấn đề còn ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền
của Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân xã;
e) Ký ban hành các
văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã và thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân
dân theo quy định của pháp luật;
g) Báo cáo tình
hình kinh tế - xã hội của xã, hoạt động của Ủy ban nhân dân với Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện;
h) Thường xuyên
trao đổi công tác với Phó bí thư TT Đảng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân; phối hợp thực hiện
các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu về các đề xuất của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân đối với công tác của Ủy ban nhân dân; tạo điều kiện để
các đoàn thể hoạt động có hiệu quả;
i) Trực tiếp phụ
trách công tác Cải cách hành chính; vb Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết
các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc
của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:
a) Trực tiếp chỉ đạo
các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công; chủ động xây dựng
chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực được phân công
trên địa bàn. Phó Chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các
vấn đề thuộc lĩnh vực được giao;
b) Chịu trách nhiệm
cá nhân trước Chủ tịch, trước Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã về lĩnh vực
được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch và
các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt
động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân
huyện. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải
báo cáo Chủ tịch quyết định;
c) Khi giải quyết
công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công
việc của thành viên khác của Ủy ban nhân dân thì chủ động trao đổi, phối hợp với
thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì
báo cáo Chủ tịch quyết định;
d) Kiểm tra, đôn đốc
cán bộ, công chức, các xóm đội thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật
thuộc lĩnh vực được giao.
4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc
của Ủy viên Ủy ban nhân dân xã:
a) Ủy viên Ủy ban
nhân dân xã chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Chủ tịch Ủy ban
nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; cùng Chủ tịch và Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm
tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban
nhân dân huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
về lĩnh vực công tác của mình và các công việc khác có liên quan;
b) Trực tiếp chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được phân công trên địa bàn; chủ động
đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt công việc đó;
c) Phối hợp công
tác với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, các cán bộ, công chức có liên
quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;
d) Thực hiện các
nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.
5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc
của công chức xã:
Ngoài việc thực hiện
theo Luật cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13/11/2008,
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ, Thông tư số
13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ,
công chức xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
cán bộ, công chức thuộc UBND xã có trách nhiệm:
1. Giúp Ủy ban nhân
dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở xã, bảo
đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân
công.
2. Nêu cao tinh thần
trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao, sâu sát cơ sở, tận tụy phục
vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền hà cho dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt
quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để
xin ý kiến.
3. Tuân thủ Quy chế
làm việc của Ủy ban nhân dân xã, chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được
giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
và nội quy cơ quan.
4. Không chuyển
công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự
ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải quyết các công việc thuộc
trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường hợp nội dung công việc có
liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ động phối hợp và kịp thời báo
cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch xử lý.
5. Chịu trách nhiệm
bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn; tổ chức sắp
xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác lâu dài của Ủy ban nhân
dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịp thời, chính xác tình hình về lĩnh
vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã./.
Quy chế làm việc của UBND xã
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 15/7/2021 của UBND xã Xuân Ninh)